Đặc điểm của các loại gỗ tự nhiên dùng trong xây dựng và thiết kế nội thất

Gỗ lim

Gỗ tự nhiên luôn là vật liệu được yêu thích trong thi công nội thất nhà ở bới sự sang trọng về mẫu mã, mùi hương, hoa văn vân gỗ đẹp, độ bền cao, có thể trạm khắc được nhiều hoa văn đẹp và thể hiện được đẳng cấp của người dùng. Có rất nhiều loại gỗ tự nhien khác nhau và mỗi loại mang một đặc điểm riêng và giá trị khác nhau. Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu những đặc điểm của các loại gỗ tự nhiên thông dụng nhé.

I. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA GỖ TỰ NHIÊN

1. Ưu điểm:

  • Sản phẩm làm bằng gỗ tự nhiên cứng cáp và chế tác được nhiều kiểu dáng.
  • Sản phẩm có độ bền rất cao do không bị ăn mòn, không bị hỏng trong môi trường ẩm ướt
  • Gỗ dẻo dai và liên kết chắc chắn nên chịu được sự va đập và dễ uốn nắn trong việc tạo hình.

2. Nhược điểm:

  • Hầu hết các loại gỗ tự nhiên đều có nhược điểm là co giãn, cong vênh.  Đó là lý do khiến các sản phẩm nội thất làm bằng gỗ sau một thời gian ngắn sử dụng có hiện tượng cong vênh, co ngót, nứt nẻ… Để khắc phục điểm hạn chế này, gỗ cần phải được tẩm sấy trước khi đưa vào sản xuất. Bên cạnh đó, điều quan trọng là cần lựa chọn không gian sử dụng phù hợp với tính chất của gỗ. Đặc biệt khi sản xuất thợ mộc cần chế tác đúng kỹ thuật.

II. CÁC LOẠI GỖ TỰ NHIÊN

1. Gỗ sưa

Gỗ Sưa hay còn gọi là trắc thối, huê mộc vàng, huỳnh (hoàng) đàn.

  • Có ba loại gỗ sưa là sưa trắng, sưa đỏ và sưa đen.
  • Sưa trắng có giá trị thấp nhất, sau đó là sưa đỏ
  • Sưa màu đen được gọi là tuyệt gỗ, loài này rất hiếm thấy.
Gỗ sưa

Đặc điểm nhận biết của gỗ sưa:

  • Gỗ Sưa vừa cứng lại vừa dẻo, chịu được mưa nắng.
  • Gỗ Sưa có màu đỏ, màu vàng, có vân rất đẹp.
  • Gỗ Sưa có mùi thơm mát thoảng hương trầm Khi đốt tàn có màu trắng đục.
  • Gỗ Sưa có vân gỗ 4 mặt chứ không phải như những loại gỗ khác chỉ có vân gỗ 2 mặt.

2. Gỗ lim

Gỗ lim ở nghĩa rộng hiện là tên gọi khái quát để chỉ một nhóm các sản phẩm gỗ lấy từ một số loài lim như lim xanh, lim xẹt (lim vang), hoặc các giống lim thương phẩm nhập khẩu như lim Lào (nhập khẩu từ Lào), lim Nam Phi (nhập khẩu từ Nam Phi), lim Ghana v.v.Gỗ lim là một trong bốn loại gỗ tứ thiết của Việt Nam (gỗ tứ thiết bao gồm 4 loại sau: Lim, sến, trắc và gụ.

Ưu điểm: Gỗ lim quý, cứng, chắc, nặng, bền, không bị mối mọt, thường dùng trong kiến trúc (làm cột, kèo, xà và các bộ phận cấu trúc trong các công trình xây cất theo lối cổ), đóng tàu thuyền, làm ván sàn, đóng đồ trang trí trong gia đình. Gỗ không bị cong vênh, nứt nẻ, biến dạng do thời tiết nên rất được ưa chuộng trong làm cửa, lát sàn nhà, lát cầu thang, đồ gia dụng.

Gỗ lim

Nhược điểm: Gỗ lim không chịu được ẩm nên khi sử dụng gỗ trong môi trường ẩm người ta phải xử lý chống ẩm.

3. Gỗ gõ đỏ

Gỗ gõ đỏ được trồng và khai thác ở nhiều nước khác nhau như Việt Nam, Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Nam Phi,… Ở Việt Nam tuy có trồng cây gỗ gõ đỏ nhưng nguồn gỗ chủ yếu vẫn là nhập khẩu từ Lào và Nam Phi. So với gỗ gõ đỏ có nguồn gốc từ Nam Phi, gỗ gõ đỏ Lào thường có tuổi thọ cao hơn nên có độ chắc chắn cao, vân gỗ đẹp và màu gỗ đậm. Còn gỗ gõ đỏ nhập khẩu từ Nam phi do có tuổi đời ít hơn nên màu sắc thường nhạt và nhẹ hơn nhiều so với gỗ gõ đỏ Lào. Qua sự so sánh trên, có thể thấy gỗ gõ đỏ Lào thường có chất lượng tốt hơn, giá thành cũng cao hơn nhiều so với gỗ gõ đỏ của Nam Phi.

Gỗ gõ đỏ

Ưu điểm: gỗ gõ đỏ là loại gỗ có độ bền cực cao, chịu lực và chịu nước cực kỳ tốt, có thể thích nghi với mọi điều kiện thời tiết và không bị những tác động của môi trường làm hư hỏng, mối mọt, hạn chế tối đa khả năng bị cong vênh, nứt nẻ, khiến cho đồ gỗ luôn được bền đẹp theo thời gian. Chính vì vậy, gõ đỏ được sử dụng để sản xuất rất nhiều sản phẩm gỗ như cửa, bàn ghế, lục bình, tủ, sập, phản…. Sử dụng đồ gỗ được làm từ gõ đỏ vừa đảm bảo chất lượng, hình thức, vừa thể hiện được sự giàu có của gia chủ.

Nhược điểm: do sự khan hiếm của gỗ gõ đỏ dẫn đến việc giá thành của loại gỗ này thường rất cao, đắt đỏ. Việc gia công loại gỗ này cũng không hề dễ dàng bởi gỗ gõ đỏ có trọng lượng cao.

Cửa gỗ công nghiệp melamine

CỬA GỖ PHÚ CHÂU

THI CÔNG NỘI THẤT